Trên thân quán thân
... thân ăn biết thân ăn, thân ngủ biết thân ngủ, thân quét sân biết quét sân, thân lặt rau đều biết thân lặt rau, thân ngồi yên biết thân ngồi yên, v.v… Bất cứ thân làm điều gì đều biết, khi thân ngồi yên bất động thì biết hơi thở ra hơi thở vô trên thân.
Tất cả hành động đều được xem là trên thân quán thân. Tuy nói trên thân quán thân nhưng thật sự là đang quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Vì biết thân là biết thọ, biết thọ là biết tâm, biết tâm là biết pháp, biết pháp là biết thân.
Bốn chỗ này như một khối, tuy nói bốn nhưng mà một. Quán thân trên thân tức là tâm tỉnh thức trên thân, trên thân xảy ra một điều gì đều biết rất rõ. Cho nên nói trên thân quán thân chớ kỳ thực là quán tâm bất động, vì khi tâm bất động mới thấy thân rồi quan sát thân, dùng tâm để thấy thân.
Cho nên trên TỨ NIỆM XỨ biết chỗ này thì liền biết chỗ khác. Nói trên thân quán thân chớ kỳ thực là quán TÂM BẤT ĐỘNG, nếu tâm bất động suốt bảy ngày đêm liên tục, thấy rõ thân liên tục, là tu tập xong, là chứng đạo.
Nhưng trong suốt bày ngày đêm tâm phải không bị hôn trầm thùy miên vô ký và loạn tưởng, lúc nào cũng tỉnh táo, không mê mờ. Nếu hôn trầm thùy miên vô ký và loạn tưởng thì nên dùng pháp ngăn ác diệt ác để mà diệt các ác pháp này.
Khi thân hành, khẩu hành và ý hành không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh thì tâm sẽ bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Cho nên, muốn tâm được bất động, thanh thản, an lạc, vô sự thì trên thân quán thân thường xem xét thân hành, khẩu hành và ý hành.
Như vậy tu tập thực hiện Ba Thiện Hạnh để hộ trợ cho pháp môn trên thân quán thân (Tứ Niệm Xứ): đạt được viên mãn. Tu tập pháp môn trên thân quán thân mà không thực hiện Ba Thiện Hạnh thì không bao giờ chứng được trạng thái Tứ Niệm Xứ.
Tu tập Ba Thiện Hạnh thì các căn phải chế ngự tức là phải sống Độc Cư mới diệt hết ác pháp.
Gợi ý
-
Muốn quán thân trên thân hay là quán trên thân nội, ngoại
thì nên tác ý: “TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC”, rồi im lặng ngồi, hay đi, hoặc nằm, hay đứng đều nhìn vào tâm, sẽ thấy sự bất động của nó hiện ra rất rõ. Ngày ngày cứ tu tập như vậy thì sẽ cảm nhận chứng đạo từng...
-
Muốn quét sạch các chướng ngại pháp trên thân, thọ, tâm và pháp
thì phải biết dùng pháp như lý tác ý và phải tập an trú cho được trên thân hành nội và thân hành ngoại. Tác ý phải đúng đối tượng của nó thì nó mới đi, còn tác ý không đúng đối tượng thì nó không đi. Tu tập như...
-
Tu tập Thân Hành Niệm cho tâm thật định tỉnh trên thân hành
thì Xả Giác Chi sẽ xuất hiện, Xả Giác Chi xuất hiện thì mới giúp xả sạch tâm tham, sân, si... tức là trên pháp Thân Hành Niệm ly dục ly ác pháp để vào Bất Động Tâm Định. Dùng ý thức tu tập pháp Thân Hành Niệm để ly...
-
Tà niệm trên thân, thọ, tâm và pháp
là chướng ngại pháp, là đau khổ, là buồn rầu, lo sợ, là giận hờn, thương ghét, v.v…
-
Tâm định trên thân, thân định trên tâm
là một nội lực của tâm rất lớn và vi diệu, khiến cho tâm nhu nhuyễn, định tĩnh, dễ sử dụng. Tịnh chỉ hơi thở, tức là không còn đối tượng của tâm, nên thân định trên tâm và tâm định trên thân. Tịnh chỉ năm thức là điều khiển...
-
Siêng năng đẩy lui các chướng ngại trên thân và tâm
là trên các cảm thọ của cơ thể như: đau nhức, ngứa, v.v... phải tìm mọi cách để làm cho nó không còn đau khổ nữa. Còn khi tâm phiền não, tức giận, buồn khổ...phải tìm mọi cách làm cho nó không còn đau khổ nữa.Người đẩy lui được các...
-
Tâm định trên thân
là tâm ly dục, ly ác pháp nhập Bất Động Tâm Định. Tâm định trên thân luôn luôn biết hơi thở ra, vô và cảm giác toàn thân, suốt ngày đêm không ngủ. Chính lúc này tâm đang quán trên thân, khi đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống đều biết...
-
Quán thân trên thân
tức là xem xét thân của mình coi có lậu hoặc (chướng ngại pháp) hay không. Trên thân quan sát thân có nghĩa là xem thân coi có chướng ngại pháp hay không, để đẩy lui các chướng ngại pháp ra khỏi thân không cho các chướng ngại pháp tác...